Sợi Recycle hiện nay là Xu hướng ngành dệt may, không chỉ chuyển dịch ứng dụng sang các loại sợi hữu cơ, mà còn ứng dụng mạnh mẽ các loại sợi có nguồn gốc tái chế để góp phần bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng cũng có xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường nhiều hơn.
Sợi tái chế được xem như lựa chọn hàng đầu trong xu hướng sống xanh hiện nay, có 3 loại sợi tái chế phổ biến là Recycle Filament, Recycle Staple, Recycle Melange
Xem nhanh
Sợi Recycle Filament
Sợi Recycle Filament có nguồn gốc hoàn toàn từ các chai nhựa đã qua sử dụng. Sau khi thu gom sẽ được xử lí bằng một quy trình đủ tiêu chuẩn để có thể đảm bảo chất lượng của sợi thành phẩm, sau đó bằng một số công nghệ hoá màu để tạo nên sản phẩm may mặc.
Sợi Recycle Filament là sự lựa chọn hàng đầu của xu hướng thời trang bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm. Do sợi Recycle Filament gần như giữ được toàn bộ cấu trúc của Polyester nên có ưa điểm vượt trội
Quá trình sản xuất sợi Recycle Filament không yêu cầu tạo ra dầu mới, vì thế giảm nhu cầu khai thác dầu mỏ. Sản xuất Polyester Recycle ít tạo ra hơn 55% lượng khí thải CO2 và tiêu thụ năng lượng ít hơn 53% so với sợi nguyên sinh.
Nhờ giữ được cấu trúc của sợi Polyester nên sợi Recycle Filament được ứng dụng rất cao trong các mặt hàng may mặc như quần áo thông thường, nội y, trang trí nội thất.
Sợi Recycle Staple
Recycle Filament và sợi Recycle Staple có nhiều điểm tương đồng trong quy trình sản xuất, tuy nhiên sợi Filament là sợi xơ dài, còn sợi Staple là sợi xơ ngắn
Các ưu điểm vượt trội của sợi Recycle Staple
Sợi Recycle Staple giữ được hầu hết các đặc tính của sợi Spun truyền thống, đó là mịn, chịu mài mòn tốt, khối lượng nhẹ. Chính vì đặc điểm đó, trang phục sản xuất từ sợi Recycle Staple có khả năng chống nhăn, giữ dáng tốt, độ bền cao, bề mặt khó bám bẩn, không gây nấm mốc gây kích ứng da. Nhờ có những đặc điểm nổi trội mà ứng dụng của sợi Recycle Staple được ứng dụng rộng rãi trong may mặc để sản xuất các sản phẩm như: quần áo có độ co giãn cao (thường là quần áo thể dục thể thao, đồ lót, vớ tất), đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện…
Sợi Recycle Melange
Nếu 2 loại sợi Recycle Filament và Staple chỉ có màu đơn giản và ít hiệu ứng thì sợi Recycle Melange có hiệu ứng màu sắc đa dạng hơn nhờ sự pha trộn các xơ đã nhuộm màu với nhau.
Sợi Recycle Melange có tính chất tương tự sợi Melange Nhuộm và sợi Melange Xám, nhưng lại đặc biệt thân thiện hơn với môi trường. Do sợi Melange Nhuộm và sợi Melange Xám có thành phần chính từ Cotton và Polyester thì sợi Recycle Melange có thành phần chính từ chai nhựa tái chế.
Trong ngành thời trang, vải từ sợi Recycle Melange được dùng trong áo thun dệt kim, mũ lưỡi trai, quần tây, áo lót, đồ bơi, tất. Ngoài ra, trong mảng quần áo Denim, sợi Melange cũng được sử dụng nhưng chủ yếu là trong sợi ngang. Ngoài ra trong lĩnh vực trang trí nội thất sợi Recycle Melange còn được ứng dụng làm ga trải giường, khăn, vải trang trí.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sợi Re-cycle nói chung
Có một sự thật là khi nói đến sợi Re cycle đa số lầm tưởng 100% đều từ sợi tái chế. Tuy nhiên để đạt được một số đặc tính nhất định, thường sợi RecycIe sẽ được pha trộn với sợi Polyester hoặc Cotton nguyên thuỷ.
Ngoài ra, nếu sản phẩm 100% Re cycle thì giá thành sẽ rất cao do công nghệ tái chế còn một số hạn chế nhất định. Thường tỉ lệ sợi tái chế dao động từ 15-30%. Một số nhà sản xuất/ xưởng áo thun vượt trội có thể ứng dụng lên đến 50% thành phần sợi vải.
Ngoài ra sợi Re cycle còn phải có xuất xứ rõ ràng, được gắn nhãn chứng nhận của GRS/RCS,OEKO-TEX. Và phải thoả tiêu chí GRS (Global Recycle Standard) là tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế đầy đủ nhất để đánh giá các tiêu chí: thành phần nguyên liệu tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm tái chế, mức độ hạn chế sử dụng hóa chất và các tác động lên cộng đồng xã hội và môi trường. Tiêu chuẩn GRS được sử dụng để định nghĩa về thành phần tái chế trong tiêu chuẩn ISO 14021.