Áo thun POD- khởi nghiệp thời thương mại điện tử

áo thun pod

POD là gì

POD là viết tắt của cụm từ Print On Demand (in theo yêu cầu). Đây là một hình thức bán hàng chứ không phải là một hình thức in ấn. Theo đó, bạn có thể chọn bất kì sản phẩm nào làm nền (gọi là phôi) và chọn một thiết kế được khách hàng yêu cầu, đó có thể là hình chụp, nhân vật hoạt hình, Slogan… Sau đó in lên bề mặt sản phẩm và giao đến khách hàng. 

POD là hình thức kinh doanh rất thịnh hàng tại các quốc gia Châu Âu

Top 3 sản phẩm được chọn làm POD

Các sản phẩm được chọn tương đối đa dạng, đa số là các mặt hàng thời trang, đồ dùng cá nhân. 

Áo thun POD: đây là sản phẩm thông dụng nhất do nhu cầu mua sắm lớn và các hình thức in ấn đa dạng. Có thể in lên áo từ logo, ảnh chụp, ảnh thiết kế, nhân vật hoạt hình hay bất cứ thứ gì. 

Túi POD: Ngoài áo thun thì túi cũng là một sản phẩm được chọn để kinh doanh POD nhiều nhất. Các loại túi như túi vải, túi Canvas, túi tote. 

Cốc sứ, đĩa sứ: Các mặt hàng đồ dùng gia đình cũng được chọn kinh doanh POD khá thông dụng, tuy nhiên hạn chế của các mặt hàng này là dễ xảy ra rủi ro trong khâu vận chuyển. Khối lượng vận chuyển cũng lớn nên ảnh hưởng đến chi phí vận hành của người kinh doanh.

Giải mã lí do POD luôn hấp dẫn

Vốn kinh doanh thấp

Để bắt đầu với một sản phẩm POD, bạn không nhất thiết phải sở hữu nhà máy sản xuất, cũng không cần trang bị một xưởng in hiện đại. Tất cả việc bạn cần làm là chuẩn bị một mẫu thiết kế độc đáo, sau đó đứng ra kết nối và đặt hàng các xưởng sản xuất hoặc nhà in phù hợp. 

Giảm thiểu rủi ro

Rủi ro tồn kho và chôn vốn: POD thường cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu, theo quy trình thì khi phát sinh đơn hàng thật sự thì bạn mới phải tiến hành đặt hàng từ nhà cung cấp. Vì thế rủi ro ôm hàng tồn kho gần như bằng 0. 

Khả năng mở rộng

Kinh doanh toàn cầu, ứng dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng nhanh chóng là ưu điểm của kinh doanh POD. 

Mức độ cạnh tranh thấp

POD là các sản phẩm thiết kế duy nhất và thường là có số lượng giới hạn nên mức độ cạnh tranh về mẫu mã tương đối thấp. 

Để bắt đầu làm POD cần chuẩn bị những gì

Xác định sản phẩm

Tuỳ thuộc vào thế mạnh của bản thân, khu vực sinh sống và nhu cầu của thị trường để lựa chọn đúng sản phẩm. Sản phầm càng ngách thì mức độ cạnh tranh càng thấp, tuy nhiên sẽ khó bán hàng hơn do đối tượng khách hàng hẹp

Sản phẩm càng phổ thông thì càng dễ bán, do dễ bán nên mức độ cạnh tranh trên thị trường cao. 

Khảo sát thị trường

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn nên dành thời gian để khảo sát để biết rõ nhu cầu của thị trường, đối thủ cùng ngành đang hoạt động như thế nào 

Có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin này ở các báo cáo thị trường, báo cáo thống kê và các công cụ research phổ biến hiện nay như Google Trend, Keywordtool…

Tìm nhà cung cấp

Kinh doanh không khó, nếu bạn có được một nhà cung cấp uy tín và chất lượng sản phẩm được ổn định. Hãy cố gắng tìm các xưởng sản xuất không qua trung gian và đến tham quan trực tiếp để chắc chắn rằng bạn đang làm việc với nhà cung cấp thật sự. Giao dịch với nhà sản xuất gốc có thể giảm chi phí đầu vào hàng hoá, giảm thiểu được tỉ lệ hàng lỗi và chính sách hỗ trợ đối tác tối đa

Lên chiến lược bán hàng

Sau khi xác định được nhà cung cấp và sản phẩm, bạn cần lên một bản chiến lược bán hàng cụ thể và chi tiết. 

Sắp sếp sản phẩm theo phễu bán hàng như thế nào, Bán sản phẩm nào trước sản phẩm nào sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *