Sợi Recycle Staple- xu hướng mới của ngành dệt may

sợi recycle

Xu hướng ngành dệt may hiện nay không chỉ đang ứng dụng mạnh mẽ các chất liệu hữu cơ mà còn dần chuyển dịch sang các loại sợi có nguồn gốc tái chế. Người tiêu dùng cũng đang dần chuyển sang thay đổi thói quen chuyển sang tiêu dùng xanh bền vững và ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc thân thiện với môi trường.

Sợi tái chế là lựa chọn hàng đầu trong làn sóng chuyển dịch này với ba dòng sản phẩm chính: Recycle Filament, Recycle Staple, Recycle Melange. Loại sợi bền, linh hoạt này được đặt tên từ quá trình tái chế các chai nhựa đã qua sử dụng thành các sợi vải mềm mịn không thua kém gì sợi vải truyền thống

Trong nhóm các loại sợi Recycle Filament, Recycle Staple, Recycle Melange. 2 loại sợi Recycle Filament và Recycle Staple  có đặc điểm khá tương đồng với nhau. Đều cùng được sản xuất hoàn toàn từ các chai nhựa và vật liệu đã qua sử dụng. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất là nằm ở cấu trúc sợi: 

Recycle Filament là loại Sợi Tái Chế có xơ dài liên tục xoắn lại với nhau.

Recycle Staple là loại Sợi Tái Chế có xơ ngắn liên tục xoắn lại với nhau. 

Quy trình sản xuất sợi Recycle Staple

Để sản xuất được sợi tái chế cần nhiều công đoạn phức tạp, yêu cầu dây chuyền công nghệ cao.

Chọn lọc nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào được chọn là những chai nhựa không thể phân huỷ như chai nhựa, đồ dùng, quần áo cũ.

Xử lý nguyên liệu thô

Làm sạch nguyên liệu, cắt nhỏ và làm sạch lại lần 2, loại bỏ tạp chất nếu cần thiết

Kéo sợi

Có 2 phương pháp kéo sợi Recycle Polyester từ nhựa sau khi được xử lí

Phương pháp cơ học: Chai nhựa được nung chảy thành dung dịch Polyme để tiến hành kéo sợi, quy trình này chỉ sử dụng được vài lần để đảm bảo hầu hết các tính chất của sợi Polyester được giữ lại

Phương pháp hoá học: sử dụng các hoá chất để làm đứt gãy các liên kết trong phân tử nhựa để biến nó thành xơ sợi mới. Quy trình này vẫn giữ được tính chất của sợi Polyester

Ứng dụng của sợi Recycle Staple

Do đặc tính tương đồng của sợi Recycle Staple với sợi Polyesyer truyền thống nên sợi Recycle được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc 

Điển hình nhất là được ứng dụng vào sản xuất Áo thun, quần áo thể thao, quần áo có yêu cầu độ co dãn cao, nội y, đồ nội thất gia dụng và vải công nghiệp

Tiêu chuẩn đánh giá sợi Recycle Staple chất lượng

Vì đây là sản phẩm tái sinh nên quá trình  sản xuất cũng đòi hỏi phải nghiêm ngặt hơn sợi vải thường. Để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng, sợi Recycle Staple phải đạt được nhiều chứng chỉ nghiêm ngặt. Để sản phẩm được gắn nhãn Recycle, tỉ lệ sợi Recycle phải chiếm trên 50% thành phần sản phẩm

Sản phẩm phải có nhãn dán chứng nhận của GRS/RCS,OEKO-TEX.

Sản phẩm phải có thông tin nguồn gốc rõ ràng, thành phần sợi vải, nhà sản xuất với các chứng nhận an toàn.

GRS (Global Recycle Standard) là tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế đầy đủ nhất để đánh giá các tiêu chí: thành phần nguyên liệu tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm tái chế, mức độ hạn chế sử dụng hóa chất và các tác động lên cộng đồng xã hội và môi trường. Tiêu chuẩn GRS được sử dụng để định nghĩa về thành phần tái chế trong tiêu chuẩn ISO 14021.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *